CCTPA-LOGO-update-300x194

CÁC NGUỒN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO LÀ CHÌA KHÓA CHO NĂNG LƯỢNG XANH, AN TOÀN VÀ GIÁ CẢ PHẢI CHĂNG

Tóm tắt: Chuyển đổi sang năng lượng tái tạo không chỉ là trách nhiệm đối với môi trường mà còn mở ra cánh cửa cho những cơ hội kinh tế mới. Nguồn năng lượng sạch như mặt trời, gió, và thủy điện không những thân thiện với môi trường mà còn nâng cao hiệu quả về kinh tế. Mặc dù có những lợi ích rõ ràng, song quá trình loại bỏ nhiên liệu hóa thạch vẫn còn nhiều thách thức. Những người làm việc trong ngành năng lượng, cần đẩy mạnh việc ủng hộ chính sách và cơ chế tài chính giúp đầu tư vào năng lượng tái tạo, vượt qua các rào cản về chi phí để hướng tới tương lai bền vững hơn.

Năng lượng tái tạo là chìa khóa cho năng lượng xanh, an toàn và giá cả phải chăng

Các nguồn năng lượng tái tạo có thể giúp các quốc gia giảm biến đổi khí hậu, xây dựng khả năng chống chịu với biến động giá cả và giảm chi phí năng lượng. Điều này đặc biệt quan trọng vì hiện nay khi giá nhiên liệu hóa thạch tăng vọt, do cuộc chiến tranh ở Ukraine gây ra đang làm suy yếu các quốc gia nhập khẩu về nhiên liệu hóa thạch.Trong nhiều thập kỷ, các tổ chức kinh tế và khoa học đã kêu gọi các nhà lãnh đạo tạo ra các chính sách thúc đẩy năng lượng tái tạo như một phần của những nỗ lực toàn cầu quan trọng để chống lại biến đổi khí hậu. Ngoài việc giảm phát thải carbon, các dự án điện tái tạo quy mô lớn còn mang lại lợi ích kinh tế rõ ràng cho các nhà đầu tư, chính phủ và đặc biệt là người tiêu dùng cần nguồn điện đáng tin cậy và giá thấp.

TẠI SAO NGÀY NAY NHIỀU QUỐC GIA VẪN PHỤ THUỘC VÀO NHIÊN LIỆU HÓA THẠCH NHẬP KHẨU?

Picture3

Mặc dù các nước đang phát triển có thể không có đủ ngân sách công để xây dựng cơ sở hạ tầng mới cần thiết, các dự án điện tái tạo quy mô lớn được xây dựng tốt có thể và thực sự thu hút đầu tư tư nhân cần thiết để đưa các nhà máy đi vào hoạt động.
Trong nhiều năm, nhiên liệu hóa thạch có giá tương đối rẻ. Vì vậy, việc đầu tư trước một khoản tiền lớn vào cơ sở hạ tầng năng lượng sạch mới là điều khó khăn đối với các quốc gia, cũng như đối với các cá nhân.

Lấy ví dụ như một cá nhân đầu tư vào một chiếc xe điện. Mặc dù có thể phải bỏ ra nhiều tiền hơn để mua xe điện mới, nhưng trong suốt vòng đời của xe, khoản tiết kiệm từ việc giảm chi phí nhiên liệu và bảo dưỡng ít hơn sẽ bù đắp cho chi phí ban đầu cao hơn. Để chuyển đổi các khoản đầu tư ban đầu cao thành lợi ích dài hạn và giải quyết vấn đề chi trả cho chi phí ban đầu cao hơn thì cần phải tiếp cận được với nguồn tài chính. Thực tế, việc sẵn có các lựa chọn tín dụng và cho thuê phương tiện ở các nước phát triển đang giúp cho việc bán ra một số lượng đáng kể xe điện đắt tiền.
Nhưng ở các nước đang phát triển, việc thiếu hụt khả năng tiếp cận tài chính với các điều khoản hợp lý khiến các khoản đầu tư ban đầu tốn kém vào năng lượng tái tạo trở nên không thể chi trả được. Bên cạnh đó, những bất ổn vĩ mô và chính trị cũng khiến các nhà đầu tư tư nhân nản lòng trong việc hỗ trợ năng lượng tái tạo. Thoát khỏi nhiên liệu hóa thạch thậm chí còn khó khăn hơn trong cuộc khủng hoảng hiện tại khi mà các quốc gia đang vội vã tìm kiếm các giải pháp cho tình trạng thiếu nhiên liệu.

MOROCCO ĐANG TIẾN NHỮNG BƯỚC VỮNG CHẮC HƯỚNG TỚI MỘT TƯƠNG LAI BỀN VỮNG

Morocco đã phát triển các dự án năng lượng tái tạo, hiện đóng góp gần 40% tổng công suất điện lắp đặt của quốc gia này, dự kiến sẽ vượt quá 50% vào năm 2030. Tiến sĩ Leila Benali, Bộ trưởng Bộ Chuyển đổi Năng lượng và Phát triển Bền vững của Morocco cho biết, đất nước này đã bắt đầu cách đây hơn một thập kỷ để xây dựng các chính sách toàn diện hỗ trợ cơ sở hạ tầng năng lượng tái tạo, tạo ra 60 dự án thu hút hơn 5 tỷ USD đầu tư. Hệ thống các dự án cơ sở hạ tầng năng lượng tái tạo quy mô lớn khả thi được hỗ trợ bởi các chính sách của chính phủ, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư tư nhân cung cấp vốn cần thiết.

Khu liên hợp năng lượng mặt trời Noor Ouarzazate của Morocco là nhà máy điện mặt trời tập trung lớn nhất thế giới, trải rộng trên 3.000 ha sa mạc và có tổng công suất 580 MW, đủ đáp ứng nhu cầu năng lượng của một triệu hộ gia đình. Quốc gia này cũng đã phát triển hơn chục trang trại gió quy mô lớn, cũng như cung cấp các ưu đãi cho các doanh nghiệp và hộ gia đình đầu tư vào các tấm pin mặt trời của riêng họ để tiết kiệm chi phí năng lượng.

“Chúng tôi đang cố gắng đảm bảo rằng lợi tức đầu tư vào các dự án, đặc biệt là những dự án cạnh tranh nhất trong lĩnh vực gió, mặt trời và giờ là hydro, được cải thiện để trở thành một chiến lược bền vững.”

Tiến sĩ Benali nói với chúng tôi.

THÚC ĐẨY NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI Ở ẤN ĐỘ

Một ví dụ khác đến từ Ấn Độ, quốc gia đạt được tốc độ tăng trưởng điện tái tạo nhanh nhất trong số các nền kinh tế lớn. Ông Indu Shekhar Chaturvedi, Thứ trưởng Bộ Năng lượng Mới và Tái tạo của nước này, cho biết Ấn Độ đã áp dụng cách tiếp cận chủ động bằng cách cung cấp các ưu đãi và công cụ quản lý rủi ro ngay từ đầu, để các công ty tiện ích có thể kết hợp các nguồn năng lượng tái tạo mà không bị thua lỗ về kinh tế.
Những ví dụ này đóng vai trò như ánh sáng chỉ đường cho các quốc gia đang thiếu một chuỗi dự án khả thi về năng lượng tái tạo. Các thách thức bao gồm hạn chế kỹ thuật về tích hợp lưới điện và khung khổ pháp lý không đầy đủ. Chính phủ cần phải mở đường cho khu vực tư nhân bằng cách đặt ra các mục tiêu năng lượng sạch, phát triển các quy định thân thiện với nhà đầu tư và đưa các tổ chức tài chính quốc tế tham gia để đầu tư và giảm rủi ro về tài chính.

Ngân hàng Thế giới hỗ trợ Morocco, Ấn Độ và các quốc gia khác trong việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo rẻ hơn, nhanh hơn và tốt hơn bằng cách mở ra một chuỗi các dự án năng lượng tái tạo khả thi về mặt ngân hàng.

Trong vài năm qua, Ngân hàng Thế giới đã đầu tư hơn 8 tỷ USD vào năng lượng sạch, tiếp cận năng lượng tái tạo và cơ sở hạ tầng liên quan, đồng thời thúc đẩy hơn 20 tỷ USD đầu tư tư nhân vào năng lực sản xuất năng lượng tái tạo. Tài trợ của chúng tôi cho các giải pháp năng lượng tái tạo đã tăng lên, với các khoản đầu tư vượt quá 2 tỷ USD, hầu hết ở Châu Phi cận Sahara.

Giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch trên thế giới có vẻ khó khăn trong thời buổi này, nhưng càng chậm trễ thì chi phí càng cao. Chúng ta có công nghệ và công cụ tài chính cần thiết để tạo ra một thế giới xanh hơn, đồng thời thúc đẩy nền kinh tế và khả năng phục hồi.

Tác Giả: Demetrios Papathanasiou

Share the Post: