CCTPA-LOGO-update-300x194

HỆ SỐ PHÁT THẢI CO2 THEO CÁC DẠNG NĂNG LƯỢNG

HỆ SỐ PHÁT THẢI CO2 THEO CÁC DẠNG NĂNG LƯỢNG

Việc tính toán lượng phát thải CO2 chính là bước đầu tiên để đánh giá tình hình sử dụng năng lượng và tác động đến môi trường của doanh nghiệp. Hướng dẫn này giúp doanh nghiệp thực hiện tính toán phát thải CO2 theo các nhiên liệu, góp phần đi đến quá trình cân bằng CO2 trong tổ chức.

1. Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm.

Theo quy định được giải thích tại khoản 2, Điều 3 của Thông tư 25/2020/TT-BCT, cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm bao gồm các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và đơn vị vận tải với mức tiêu thụ năng lượng hàng năm đạt hoặc vượt 1.000 TOE (Tonne of oil equivalent – Tấn dầu Tương đương).

Đồng thời, các công trình như trụ sở làm việc, văn phòng, nhà ở; cơ sở giáo dục, y tế, mục đích giải trí, thể dục thể thao, cũng như khách sạn, siêu thị, nhà hàng, cửa hàng với lượng tiêu thụ năng lượng hàng năm từ 500 TOE trở lên cũng nằm trong danh sách này.

Dữ liệu mới nhất từ năm 2021 cho thấy, có tới 3.068 cơ sở trên cả nước được xác định là năng lượng trọng điểm. Trong số đó, Hà Nội nổi bật với 182 cơ sở bao gồm những tên tuổi lớn như: CTCP FPT, Đại học FPT, Tổng Công ty CP Bia rượu nước giải khát Hà Nội,… đều đang tích cực áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Thống kê năm 2021, có tới 3.068 cơ sở trên cả nước được xác định là năng lượng trọng điểm

Thống kê năm 2021, có tới 3.068 cơ sở trên cả nước được xác định là năng lượng trọng điểm

Bộ Công Thương Việt Nam, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, thực hiện nghiêm ngặt Nghị định số 21/2011/NĐ-CP được ban hành vào ngày 29 tháng 3 năm 2011. Nghị định này là bước đi quan trọng trong việc thi hành Luật Sử dụng Năng lượng Tiết kiệm và Hiệu quả.

Mỗi năm, Bộ Công Thương công bố công khai danh sách các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm, không chỉ nhằm mục đích giám sát và đánh giá việc thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng mà còn khuyến khích các cơ sở này tìm kiếm giải pháp sáng tạo để tcải thiện hiệu quả năng lượng.

Từ việc xác định cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm và các nỗ lực tiết kiệm năng lượng, các tổ chức cần chuyển hướng nghiên cứu sâu hơn vào hệ số phát thải CO2 – một yếu tố quan trọng để đánh giá mức độ bền vững và tác động môi trường của việc sử dụng năng lượng trong các hoạt động này.

2. Hệ số phát thải CO2 là gì?

Hệ số phát thải CO2 là lượng khí CO2 thải ra môi trường cho mỗi đơn vị năng lượng được sản xuất hoặc tiêu thụ.

Hệ số phát thải CO2 thay đổi tùy thuộc vào:

  • Loại năng lượng: Năng lượng hóa thạch như than đá, dầu mỏ có hệ số phát thải CO2 cao hơn nhiều so với năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng gió.
  • Công nghệ sản xuất và sử dụng năng lượng: Ví dụ, nhà máy điện sử dụng công nghệ tiên tiến sẽ có hệ số phát thải CO2 thấp hơn nhà máy điện sử dụng công nghệ cũ.
  • Chất lượng nhiên liệu: Năng lượng có chất lượng cao (như than sạch) sẽ có hệ số phát thải CO2 thấp hơn năng lượng có chất lượng thấp (như than bùn).

Bởi vậy, hệ số phát thải CO2 sẽ có tính không chắc chắn. Việc tính toán dựa trên dữ liệu chung có thể hoàn toàn khác so với tình hình thực tế.

Hệ số phát thải CO2 thay đổi theo từng loại năng lượng khác nhau

3. Hệ số phát thải CO2 theo các dạng năng lượng & cách quy đổi năng lượng sang TOE

Trước đây, việc quản lý năng lượng gặp nhiều khó khăn do mỗi loại năng lượng sử dụng lại có đơn vị tính và đặc điểm riêng biệt. Việc thống kê, so sánh và đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng nhiều loại năng lượng khác nhau là một thách thức. Nhằm giải quyết vấn đề này, đơn vị TOE được ra đời, trở thành một giải pháp chung và thống nhất làm cơ sở đo lường.

TOE là ký hiệu viết tắt của Tonne of oil equivalent – “Tấn dầu Tương đương” hay “Tấn dầu Quy đổi”, là một đơn vị đo lường được sử dụng để quy đổi các dạng năng lượng khác nhau về giá trị năng lượng tương đương với một tấn dầu.

Bạn có thể tham khảo bảng quy đổi thông số các dạng năng lượng thường gặp sang TOE trong bảng sau:

TT Loại Đơn vị TOE/đơn vị (*) MJ/đơn vị (**) Hệ số phát thải CO2
Kg CO2/MJ (***) tấn Tonne of oil equivalent – “Tấn dầu Tương đươngCO2/đơn vị
1. Điện năng 1000 kWh 0,1543 0,6766

(****)

2. Than cốc Tấn 0,7 – 0,75 29.309 – 31.402,5 0,0946 2,77 – 2,97
3. Than cám loại 1,2 Tấn 0,7 29.309 0,0983 2,88
4. Than cám loại 3,4 Tấn 0,6 25.122 0,0983 2,47
5. Than cám loại 5,6 Tấn 0,5 20.935 0,0983 2,06
6. DO (Dầu DO) Tấn 1,02 42.707,4 0,0741 3,165
1000 lít 0,88 36.845,6 2,730
7. FO (Dầu FO) Tấn 0,99 41.451,3 0,0774 3,208
1000 lít 0,94 39.357,8 3,046
8. LPG Tấn 1,09 45.638,3 0,0631 2,880
9. Khí tự nhiên (NG) 1000 m3 0,9 37.683,0 0,0561 2,114
10. Xăng ôtô-xe máy (Gasoline) Tấn 1,05 43.963,5 0,0693 3,047
1000 lít 0,83 34.752,1 2,408
11. Nhiên liệu phản lực (Jet fuel) Tấn 1,05 43.963,5 0,0715 3,143
12. Trấu/Sinh khối rắn khác Tấn 16.100 0,100
13. Gỗ/Gỗ phế phẩm Tấn 16.200 0,112

Bảng quy đổi các dạng năng lượng thường gặp sang TOE và hệ số phát thải CO2 theo các dạng năng lượng

Chú thích:

(*) Hệ số TOE/đơn vị được tham khảo bởi công văn số 3505/BCT-KHCN, 19/04/2011.

(**) Hệ số chuyển đổi năng lượng được tính toán dựa trên giá trị chuyển đổi của 1TOE = 41.870 MJ bởi IPCC.

Hệ số nhiệt trị (MJ/đơn vị) cho các loại năng lượng chỉ mang tính chất tham khảo.

(https://www.ipcc.ch/site/assets/uploads/2018/03/emissions_scenarios-1.pdf)

(***) Hệ số phát thải CO2 tham khảo tài liệu “2006 IPCC Guidelines for National Greenhouse Gas Inventories”, Chapter 2 Stationary Combustion.

(****) Hệ số phát thải CO2 của lưới điện Việt Nam năm 2022 tham khảo tại Hệ số phát thải lưới điện Việt Nam 2022.

Hệ số phát thải CO2 thay đổi theo từng loại năng lượng là khác nhau và có tính không chắc chắn
Hệ số phát thải CO2 thay đổi theo từng loại năng lượng là khác nhau và có tính không chắc chắn

Ví dụ minh họa cách sử dụng Bảng quy đổi năng lượng sang TOE và lượng phát thải CO2

Doanh nghiệp A trong năm 2024 sử dụng 10000 m3 khí tự nhiên (NG) và 2000 tấn than cốc. Cách quy đổi như sau:

  • Quy đổi sang TOE:
    • Khí tự nhiên (1000m3): 10 * 0,9 = 9 (TOE)
    • Than cốc (tấn): 2000 * 0,7 = 1400 (TOE)
    • Tổng lượng năng lượng tiêu thụ: 9 + 1400 = 1409 (TOE)
  • Quy đổi sang hệ số phát thải CO2:
    • Khí tự nhiên (1000m3): 10*2,114 = 21,14 (tấn CO2)
    • Than cốc (tấn): 2.000 * 2,77 = 5540 (tấn CO2)
    • Tổng lượng phát thải CO2: 21,14 + 5540 = 5561,14 (tấn CO2)

4. Sự khác biệt của CO2e và CO2

CO2 (carbon dioxide) là một khí nhà kính phổ biến, được tạo ra từ nhiều hoạt động của con người như đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, phá rừng, sản xuất công nghiệp, v.v.

CO2e (carbon dioxide equivalent) là đơn vị đo lường lượng khí nhà kính tương đương với CO2. Nó được sử dụng để so sánh tác động của các khí nhà kính khác nhau đến sự nóng lên toàn cầu.

Hai khái niệm trên thường bị nhầm lẫn cho nhau. Theo đó, chúng ta có thể tạm hiểu như sau:

CO2e = CO2 + NH4 + N2O + Các loại khí thải khác. 

Đối với hoạt động kiểm kê khí nhà kính, doanh nghiệp cần báo cáo chỉ số CO2e tức tổng các nguyên nhân cấu thành khí nhà kính.

Sau khi đã hiểu cơ bản về sự khác biệt, trong thực tế, mỗi một loại khí nhà kính sẽ có một tác động khác nhau đến sự nóng lên của khí hậu. Nói cách khác, 1 đơn vị NH4 hay N2O sẽ “gây hại hơn” cùng 1 đơn vị CO2.

Để đo lường mức độ gây hại, chúng ta cùng nhau tìm hiểu chỉ số GWP (Global warming potential)
– Chỉ số nóng lên toàn cầu.

Đối với hoạt động kiểm kê khí nhà kính, doanh nghiệp cần báo cáo chỉ số CO2e

5. GWP là gì?

GWP là viết tắt của Global Warming Potential, là chỉ số đo khả năng làm nóng toàn cầu của một khí nhà kính so với CO2. Nói cách khác, GWP cho biết một tấn khí nhà kính nào đó có tác động làm nóng toàn cầu gấp bao nhiêu lần so với một tấn CO2 trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 100 năm).

GWP đo lường tác động nóng lên tương đối của một tấn khí nhà kính so với một tấn khí CO₂ trong một khoảng thời gian nhất định.
GWP đo lường tác động nóng lên tương đối của một tấn khí nhà kính so với một tấn khí CO₂ trong một khoảng thời gian nhất định.

Cách tính GWP:

GWP được tính bằng cách so sánh lượng bức xạ nhiệt mà một khí nhà kính hấp thụ và giữ lại trong bầu khí quyển với lượng bức xạ nhiệt mà CO2 hấp thụ và giữ lại. Ví dụ: Khí methane (CH4) có chỉ số GWP là 25, nghĩa là một tấn khí methane có tác động làm nóng toàn cầu gấp 25 lần so với một tấn CO2 trong 100 năm.

Dựa trên hiểu biết trên của chúng ta về GWP, chúng ta có thể hiểu chính xác hơn về công thức quy đổi sang CO2e như sau:

CO2e = CO2 + NH4*25 + N2O*298+ Các loại khí thải khác. 

Theo đó, hệ số 25, 298 sẽ được đề cập trong chỉ số GWP. Tính đến hiện tại, phiên bản chỉ số GWP thông dụng nhất là AR5 (do IPCC ban hành năm 2013-2014). Bản cập nhật mới nhất là AR6 ban hành năm 2021-2022 cũng bởi IPCC.

Kết luận

Hy vọng qua bài viết này, đã giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khái niệm Hệ số phát thải CO2 và cách tính phát thải CO2e theo các dạng năng lượng, từ đó đề ra được các chiến lược hành động giúp giảm thiểu tác động tiêu cực tới khí hậu và môi trường. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, hệ số phát thải CO2 sẽ có tính không chắc chắn.

Việc tính toán dựa trên dữ liệu chung có thể hoàn toàn khác so với tình hình thực tế, chưa kể bên cạnh CO2 thì vẫn còn nhiều loại khí thải khác. Doanh nghiệp có nhu cầu kiểm kê phát thải nên tìm đến những chuyên gia có kinh nghiệm để được được khảo sát và tư vấn, giúp việc tính toán được chính xác.

Nguồn: FPT IS

Share the Post: