Tóm tắt: Chắc hẳn ai cũng có thể hình dung được cuộc sống trên một Trái Đất khỏe mạnh và hạnh phúc: thiên nhiên xinh đẹp tuyệt vời, an ninh được đảm bảo hơn, và mối liên kết giữa con người với các loài khác khăng khít hơn. Nhưng điều gì sẽ xảy ra với thế giới kinh doanh nếu lợi ích của Trái Đất trở thành nền tảng của nền kinh tế hiện đại?
Báo cáo bền vững đang trở thành một hoạt động quan trọng của các thương hiệu hiện đại, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn nghĩ rằng ưu tiên hoạt động này đồng nghĩa với việc hy sinh lợi nhuận – nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Báo cáo bền vững của doanh nghiệp không chỉ giúp các công ty nắm bắt cơ hội trong nền kinh tế tương lai, mà còn mang lại nhiều lợi ích cho những doanh nghiệp áp dụng các sáng kiến này sớm.
Tạo dựng lòng tin với khách hàng đề cao đạo đức kinh doanh
Nhiều yếu tố thúc đẩy các công ty áp dụng báo cáo bền vững, trong đó một trong những lý do quan trọng nhất là cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Sau khi niềm tin của người tiêu dùng đối với các tập đoàn bị sụt giảm, các doanh nghiệp được giao nhiệm vụ xây dựng lại nền tảng để thúc đẩy trách nhiệm xã hội và minh bạch hơn
Ngày nay, nhiều nghiên cứu cho thấy rất nhiều người mua hàng thời hiện đại CHỌN MUA sản phẩm khi họ thấy (và tin) rằng thương hiệu đó có TẦM NHÌN RÕ RÀNG. Và khi NGUỒN GỐC BỀN VỮNG được quan tâm nhiều hơn, thì “tầm nhìn” còn bao gồm cả các mục tiêu:
- Giảm khí thải: Giúp bảo vệ môi trường khỏi ô nhiễm.
- Tuyển dụng đội ngũ đa dạng: Tạo môi trường làm việc bình đẳng, cởi mở.
- Tìm cách cung cấp nguyên liệu bền vững: Giúp giảm thiểu tác động đến môi trường trong quá trình sản xuất sản phẩm.
- Cung cấp nhiều phúc lợi cho nhân viên: Quan tâm đến đời sống và tinh thần của người lao động.
*Bỏ phiếu bằng đồng tiền: là một thuật ngữ dùng để mô tả hành vi của người tiêu dùng sử dụng sức mua của họ để thể hiện sự ủng hộ hoặc phản đối đối với các công ty, sản phẩm hoặc dịch vụ
Hấp dẫn các nhà đầu tư ESG
Nếu doanh nghiệp của bạn đang tìm cách thu hút thêm nhà đầu tư, việc xây dựng một chương trình báo cáo bền vững ổn định có thể tác động đáng kể đến sự phát triển.
Trong ba năm qua, các điểm đánh giá về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) đã bùng nổ và phá vỡ nhiều kỷ lục. Chỉ riêng năm 2020, tài sản được lựa chọn theo nguyên tắc ESG ước tính trị giá khoảng 17,1 nghìn tỷ USD. Điểm khác biệt chính giữa ESG và tính bền vững là ESG cho phép các nhà đầu tư đánh giá rõ ràng cách các tiêu chí về môi trường, xã hội và quản trị ảnh hưởng đến giá trị lâu dài của một công ty.
Báo cáo ESG là một hoạt động do nhà đầu tư thúc đẩy, nhằm mục đích thúc đẩy minh bạch về tác động tài chính tiềm ẩn của rủi ro và cơ hội. Điều này cho phép các nhà đầu tư đưa ra quyết định sáng suốt hơn – nếu không có sự minh bạch này, họ sẽ không có bối cảnh và thông tin phù hợp.
Tạo ra quy trình nội bộ hiệu quả hơn
Dù là công ty sản xuất hay agency marketing, tiết kiệm tài nguyên, quy trình và luồng công việc đều mang lại lợi ích cho mọi doanh nghiệp.
Bằng cách rà soát kỹ lưỡng dữ liệu vận hành, báo cáo bền vững cho phép doanh nghiệp xác định những điều trùng lặp và kém hiệu quả. Từ đó, doanh nghiệp của bạn có thể thiết kế lại các hệ thống nội bộ để giải phóng tài nguyên, chi phí và giảm thiểu tác động không cần thiết đến môi trường.
Duy trì chứng nhận bền vững từ các tổ chức bên thứ ba.
chứng nhận và danh hiệu riêng để thể hiện mức độ đáp ứng tiêu chuẩn của công ty hoặc sản phẩm. Điều quan trọng là các chứng nhận, tiêu chuẩn và tiêu chí này lại khác nhau tùy theo từng ngành.
Đối với các thương hiệu muốn được cấp chứng nhận bởi bên thứ ba uy tín, việc cập nhật liên tục các tiêu chuẩn và quy trình kiểm toán khắt khe của từng tổ chức cấp chứng nhận là điều cần thiết. Đây là lúc phần mềm báo cáo bền vững phát huy vai trò quan trọng.
Một nền tảng lý tưởng sẽ đo lường lượng khí thải Phạm vi 1, 2 và 3, đề xuất các phương pháp quản lý chúng, sau đó tổng hợp dữ liệu lên một bảng điều khiển duy nhất. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng duy trì sự tuân thủ và xác định những khía cạnh cần cải thiện để đạt được các tiêu chuẩn kiểm định khắt khe.
Tạo nên Điểm khác biệt so với Đối thủ cạnh tranh
Những đổi mới trong lĩnh vực công nghệ đã thúc đẩy mạnh mẽ trải nghiệm mua sắm của người tiêu dùng. Tương tự như vậy, những biến đổi về môi trường (và nhận thức của chúng ta về các vấn đề môi trường) đang khiến việc báo cáo tính bền vững trở thành một thông lệ tốt đẹp trong kinh doanh.
Tích hợp ESG (Environmental, Social, and Governance – Môi trường, Xã hội và Quản trị) vào các hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh. Bằng cách đánh giá các rủi ro và cơ hội liên quan đến tác động môi trường như một chiến lược kinh doanh then chốt, bạn có thể xác định giá trị lâu dài và khả năng phục hồi của công ty. Báo cáo thường xuyên các dữ liệu quan trọng và minh bạch với các bên liên quan nội bộ và bên ngoài sẽ xây dựng lòng tin và lòng trung thành với thương hiệu.
Đối với cả nhà tư vấn, giám đốc điều hành và doanh nhân, việc này đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng sự bền vững lâu dài của công ty. Trong một tương lai đầy bất ổn do khủng hoảng khí hậu, việc triển khai một hệ thống báo cáo toàn diện và nhất quán là điều cần thiết để lập bản đồ các hệ thống hiện tại và dự báo những lĩnh vực chiến lược nhất để thích ứng.
Nắm bắt tiến độ chống biến đổi khí hậu: Đo lường và đánh giá hiệu quả
Lợi ích cuối cùng của việc báo cáo tính bền vững chính là neo giữ lại cốt lõi của những nỗ lực vì môi trường: duy trì sự cân bằng sinh thái để chúng ta, với tư cách là một cộng đồng toàn cầu, có thể tiếp tục phát triển thịnh vượng.
Khi các công ty lớn nhỏ đều hội nhập vào hệ thống đưa các hoạt động bền vững lên vị trí trung tâm, họ đang góp sức vào một lời kêu gọi vì lợi ích chung của tất cả: tương lai của hành tinh chung của chúng ta.
Tác giả: Author Ben Gruitt