CCTPA-LOGO-update-300x194

TÍN CHỈ CARBON LÀ GÌ, THỊ TRƯỜNG TÍN CHỈ CARBON HOẠT ĐỘNG RA SAO, TẠO CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC NÀO SẮP TỚI?

Nếu trái đất nóng thêm khoảng 1,5oC có thể dẫn đến các thảm họa môi trường không thể đảo ngược như băng tan, nước biển dâng, lũ lụt, hạn hán, sa mạc hóa. Nghị định thư Kyoto về chống biến đổi khí hậu được Liên Hiệp Quốc thông qua vào năm 1997 đặt nền móng cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu ở quy mô quốc tế.

Năm 2015 Công ước khung về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) vạch ra lộ trình giảm carbon dioxide từ năm 2020 tại hội nghị về Biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc ở Paris. Năm 2022 mang ý nghĩa đặc biệt khi việc ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu bước sang giai đoạn mới với nhiều quốc gia bắt tay thực hiện Thỏa thuận Paris. Chiến dịch cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính nhận được sự hưởng ứng ngày càng rộng trong cộng đồng. Gần 50% công ty lớn trong danh sách Global 2000 của Forbes đã đặt mục tiêu net zero, theo một thống kê của Net Zero Tracker.

Nhiều công ty kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau có thể nhận một khoản thu nhập từ việc bán tín chỉ carbon, thậm chí trở thành nguồn thu nhập đáng kể, điều chưa từng có trước đây. Chẳng hạn, với Tesla, hãng xe điện thành lập năm 2003, mãi tới tận năm 2020 mới lần đầu tiên công bố có lãi. Điều đặc biệt nhất là việc bán các tín chỉ carbon đã thu về hơn 400 triệu đô la Mỹ cho công ty này vào quý 1.2020.

Bề ngoài SaveCoral giống một dự án hoạt động xã hội nhưng việc phục hồi một rặng san hô gắn liền với sự phục hồi sự đa dạng của hệ sinh thái biển. Không chỉ những sinh vật biển như tôm, cua, cá, mực… mà cả các loài tảo biển cũng sinh sôi trở thành hàng tỉ tỉ cỗ máy tí hon hoạt động bền bỉ như các nhà máy lọc không khí, đóng góp một nửa quá trình tái tạo oxy của trái đất khi hấp thụ khí CO2. Các rừng keo lai trồng mới, ngoài việc mang lại giá trị khai thác gỗ khi thu hoạch, trong quá trình trưởng thành cây keo lai là một trong các loại cây rừng hấp thụ CO2 hiệu quả nhất. Việc VP Energy tài trợ hệ thống cung cấp nước nóng bằng năng lượng mặt trời tại các vùng xa xôi đồng nghĩa với việc thay đổi đường đi của hàng ngàn mét khối gỗ rừng. Thay vì làm củi, chúng vẫn tồn tại trong tự nhiên hoặc sử dụng cho các mục đích bền vững khác, đồng nghĩa với việc ngăn phát thải hàng ngàn tấn COra môi trường.

Những người tham gia phát thải ít hơn giới hạn được phép bán các khoản cho phép vượt quá của họ cho những người mua phát thải nhiều hơn và thu được doanh thu trong quá trình này. Thị trường này hoạt động như thế nào? Hiểu một cách đơn giản, thị trường tín chỉ carbon vận hành có các bên mua, bán và các tổ chức trung gian. Bên bán, có thể là mọi tổ chức nếu “dấu chân carbon” – hoạt động phát thải carbon trong toàn bộ hoạt động (chuỗi cung ứng, kinh doanh trực tiếp, chuỗi phân phối) có tổng mức phát thải ròng COâm. Họ có thể là người thực hiện các dự án trồng rừng và bảo vệ hệ sinh thái, doanh nghiệp phát triển dự án năng lượng tái tạo, công ty sản xuất xe điện…

Ngược lại, bên mua là các doanh nghiệp có lượng phát thải COdương, có thể là công ty sản xuất thép, xi măng, hóa dầu, sản xuất hóa chất, may mặc… Bên mua buộc phải mua tín chỉ carbon để hàng hóa đủ điều kiện xuất khẩu vào các thị trường có quy định về tiêu chuẩn sản xuất xanh. Ở giữa người mua và người bán, các đối tác trung gian là các đơn vị tư vấn, đơn vị kiểm toán, các nhà môi giới trung gian chia theo nhiều cấp độ mà ở quy mô lớn nhất là các ông lớn như South Pole cầm trịch thị trường. Các dự án phục hồi hệ sinh thái biển hay trồng rừng sẽ được đo lường, kiểm tra và cấp chứng nhận tín chỉ carbon từ nhiều tổ chức quốc tế như Control Union trong ngành trồng rừng và IREC (EU) và APX TIGR (Mỹ) trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Mỗi tín chỉ carbon tương đương với một tấn phát thải COhoặc khí thải nhà kính khác (CH4, NO2) quy đổi. Trong quá khứ mỗi tín chỉ carbon có biên độ giá dao động rất lớn, từ 6 đô la Mỹ đến gần 100 đô la Mỹ phụ thuộc vào thời điểm và quy mô của các lô tín chỉ carbon được giao dịch. Búp bê Matryoska nổi tiếng có kích thước tăng dần từ trong ra ngoài và thị trường tín chỉ carbon có giá vận hành tương tự. “Thị trường này có một đặc điểm khác biệt với nhiều thị trường hàng hóa khác, các lô tín chỉ carbon càng lớn có giá trị càng cao,” ông Phạm Đăng An, phó tổng giám đốc Vũ Phong Energy nói với Forbes Việt Nam. Là nhà thi công các dự án điện mặt trời áp mái có công suất lắp đặt khoảng 700MWh, Vũ Phong đang đẩy mạnh mảng kinh doanh tín chỉ carbon, kỳ vọng đón đầu khi thị trường này đi vào hoạt động chính thức trong vài năm tới.

Sức nóng của tín chỉ carbon

Sức nóng về tín chỉ carbon đang tăng dần với doanh nghiệp xuất khẩu. Cuối năm 2022, Liên minh châu Âu (EU) thông báo sẽ thực hiện Cơ chế điều chỉnh carbon qua biên giới (CBAM), một phần thuộc Thỏa thuận Xanh châu Âu (European Green Deal – EGD) được khởi động từ năm 2019 nhằm giải quyết các thách thức liên quan đến khí hậu và môi trường.

Quảng Nam là địa phương đầu tiên trên cả nước được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho lập đề án thí điểm kinh doanh tín chỉ carbon rừng.

Ngay trước mắt, từ tháng 10.2023, với các mặt hàng nhập khẩu có nguy cơ ô nhiễm cao như thép, xi măng, phân bón, nhôm, hóa chất hữu cơ, nhựa… những lĩnh vực chiếm hơn 90% lượng khí thải công nghiệp tại EU, các nhà nhập khẩu sẽ phải báo cáo lượng khí thải có trong hàng hóa nhập khẩu. Từ năm 2026 nếu lượng khí thải này vượt quá tiêu chuẩn của EU, họ sẽ phải mua “chứng chỉ khí thải” – tín chỉ carbon. Nếu không, EU sẽ đánh thuế carbon đối với tất cả hàng hóa xuất khẩu sang thị trường này dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất tại nước sở tại.

Dự kiến đến năm 2025, Việt Nam sẽ bắt đầu vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon và đến năm 2028 sẽ hoạt động chính thức. “Thị trường carbon tự nguyện (voluntary carbon market – VCM) là nơi giao dịch các khoản tín dụng được chứng nhận phát hành từ các dự án carbon đóng vai trò quan trọng trong việc tài trợ cho các công nghệ khí hậu mới, quá trình chuyển đổi xã hội công bằng và bảo vệ hệ sinh thái,” bà Ladaporn Khunikakorn nhận xét.

Chuyên gia đến từ South Pole nhận xét thêm, thị trường này vận hành mở đường cho các quốc gia tuân thủ theo Thỏa thuận Paris: “Điều quan trọng nhất cần biết về VCM là ‘chi trả dựa trên kết quả’: tín dụng carbon chỉ được cấp sau khi lượng phát thải thực tế đã giảm và điều này đã được kiểm toán viên bên thứ ba kiểm tra. Có một số biện pháp kiểm tra được thực hiện trong suốt quá trình phát triển dự án carbon và giám sát hiệu suất thường xuyên sau khi dự án đi vào hoạt động”

Theo ghi nhận của Forbes Việt Nam, dù mới mẻ nhưng nhiều đơn vị tư nhân đã chuẩn bị tham gia thị trường carbon tự nguyện. Quảng Nam là địa phương đầu tiên trên cả nước được Chính phủ chấp thuận cho lập đề án thí điểm kinh doanh tín chỉ carbon rừng giai đoạn 2022–2026, trong đó có huyện Nam Trà My. Một số ước tính cho biết Việt Nam có thể bán ra 57 triệu tín chỉ carbon rừng cho các tổ chức quốc tế, nếu tính theo giá tối thiểu năm đô la Mỹ thì có thể thu về hàng trăm triệu đô la Mỹ. Dưới sự tài trợ của World Bank, tại vùng đồng bằng sông Cửu Long đang triển khai dự án một triệu héc ta trồng lúa chất lượng cao, giảm phát thải carbon. Bên cạnh nông nghiệp, dự án năng lượng tái tạo sẵn sàng tham gia thị trường carbon tự nguyện. Nhiều doanh nghiệp đã chuẩn bị cho cơ hội mới này. Vũ Phong Energy ngoài mở rộng diện tích điện mặt trời áp mái (đồng nghĩa tăng sở hữu tín chỉ carbon) còn nghiên cứu chương trình cung cấp các trạm nước uống hợp vệ sinh, giảm sử dụng củi rừng, giảm phát thải khí nhà kính. Sau đó, công ty có ý định mở rộng ra các lĩnh vực bảo tồn rừng, phục hồi hệ sinh thái biển.

Các doanh nghiệp sản xuất có thể tự đầu tư hệ thống điện mặt trời áp mái, đáp ứng cho mục tiêu sử dụng tại chỗ, giảm bớt sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch hay giảm nguồn phát thải carbon. Trong trường hợp doanh nghiệp chưa sẵn sàng thị trường đã xuất hiện các tổ chức tài chính chuyên đi đầu tư điện mặt trời áp mái và bán lại cho chính doanh nghiệp cho thuê mái với giá rẻ hơn 20–25% giá mua từ EVN. Đổi lại, nhà đầu tư giành được quyền khai thác tín chỉ carbon để kinh doanh trên thị trường quốc tế. Ecoligo Việt Nam là một trong các nhà đầu tư đến từ Đức, hoạt động theo mô hình gọi vốn cộng đồng, đầu tư cho các dự án điện mặt trời áp mái tại nhà máy, xí nghiệp. Với nhiều dự án năng lượng tái tạo đã được đóng điện cũng như nguồn điện sạch đã được tạo ra, thị trường chứng chỉ xanh (chứng chỉ năng lượng tái tạo) (I-REC) dần được mở rộng và biết đến.

Việt Nam đang định vị mình là quốc gia đi đầu trong khu vực về mua bán tín chỉ carbon theo các quy định mới của Thỏa thuận Paris. Đối với các quốc gia sử dụng quá trình chuyển giao ITMO, như Việt Nam, các giải pháp carbon thấp mới nhận được nguồn hỗ trợ tài chính khí hậu mà họ sẽ không thể tiếp cận được nếu không tham gia thỏa thuận này. Đổi lại, những giải pháp được tài trợ này mang lại những lợi ích vô giá cho ‘nước chủ nhà,’ hướng tới các giải pháp năng lượng sạch thay thế.” bà Karolien Casaer-Diez giám đốc Chính sách Khí hậu, Tài chính và Thị trường carbon khu vực châu Á của South Pole nhận định.

Tín chỉ Carbon là gì?

Tín chỉ carbon là thuật ngữ chung cho tín chỉ có thể kinh doanh hoặc giấy phép đại diện cho 1 tấn CO2 (carbon dioxide) hoặc khối lượng của một khí nhà kính khác tương đương với 1 tấn CO2 (tCO2tđ). Việc mua bán sự phát thải khí CO2 hay mua bán carbon trên thị trường được thực hiện thông qua tín chỉ. Thị trường carbon được bắt nguồn từ Nghị định thư Kyoto của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu, được thông qua năm 1997. Theo nghị định này, các quốc gia có dư thừa quyền phát thải được bán cho hoặc mua từ các quốc gia phát thải nhiều hơn hoặc ít hơn mục tiêu cam kết. Từ đó, trên thế giới xuất hiện loại hàng hóa mới là các chứng chỉ giảm/hấp thụ phát thải khí nhà kính. Do CO2 là khí nhà kính quy đổi tương đương của mọi khí nhà kính nên các giao dịch được gọi chung là mua bán, trao đổi carbon, hình thành nên thị trường carbon hay thị trường tín chỉ carbon.

Nguồn: theo Forbes Việt Nam

Share the Post: