CCTPA-LOGO-update-300x194

MỞ RỘNG QUY MÔ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO Ở CHÂU ÂU VÀ TRUNG Á

Chương trình đa quốc gia của Ngân hàng Thế giới được thực hiện để chứng chỉ năng lượng, bền vững và có giá phù hợp.

Khủng hoảng năng lượng gần đây ở Châu Âu và Trung Á (EAC) đã làm nổi bật sự phụ thuộc quá mức của khu vực vào nhiên liệu hóa thạch và phơi bày những điểm yếu đối với tình trạng thiếu hụt nguồn cung và sốc giá. Để đối phó với tình hình này, Ngân hàng Thế giới đã khởi động một chương trình mới với trị giá 2 tỷ đô la Mỹ nhằm hỗ trợ các mục tiêu đầy tham vọng của khu vực trong việc đẩy nhanh việc mở rộng quy mô năng lượng tái tạo.

Chương trình Mở rộng Năng lượng Tái tạo Châu Âu và Trung Á (ECARES) trong 10 năm vừa được khởi động sẽ tăng cường chứng chỉ năng lượng, làm cho năng lượng trở nên phù hợp hơn với các hộ gia đình và giúp các quốc gia đạt được cam kết của mình theo Thỏa thuận Paris. Chương trình sẽ hổ trợ triển khai 15GW năng lượng tái tạo đồng thời cũng cho phép môi trường pháp lý, thể chế và mô hình kinh doanh có thể tiếp tục mở rộng quy mô năng lượng tái tạo trong nhiều thập kỷ tới.

Sự chuyển đổi năng lượng sạch của Châu Âu và Trung Á là một phần không thể thiếu trong nền kinh tế tương lai, khả năng chi trả và chứng chỉ năng lượng của khu vực cũng như cam kết khí hậu trên toàn cầu. Ngành năng lượng tạo ra hơn một nửa lượng khí thải nhà kính của khu vực, bao hồm điện và các khí đốt. Mặc dù các quốc gia đã đạt được một số tiến bộ trong quá trình chuyển đổi năng lượng sách, nhưng nhiên liệu hóa thạch (khí tự nhiên, dầu và than) vẫn chiếm hơn 80% cơ cấu năng lượng của khu vực.

Chương trình ECARES sẽ hỗ trợ đẩy nhanh việc tạo ra năng lượng tái tạo bằng cách tận dụng ba yếu tố chính giải quyết các nút thắt mà các quốc gia ECA chia sẻ. Mặc dù các quốc gia có cấu trúc ngành điện và giai đoạn phát triển năng lượng tái tạo khác nhau, nhưng cuộc khảo sát thị trường gần đây của chúng tôi kết luận rằng tất cả các quốc gia ECA sẽ được hưởng lợi từ việc giải quyết ba vấn đề sau:

(i) Môi trường pháp lý thuận lợi;

(ii) Hiện địa hóa và số hóa điện của họ để cho phép tích hợp năng lượng tái tạo;

(iii) Công cụ tài chính và giảm thiểu rủi ro để thu hút quy mô vốn tư nhân cần thiết.

Hơn nữa, quá trình chuyển đổi sang năng lượng xanh sẽ hỗ trợ tăng kinh tế mạnh mẽ hơn trong dài hạn, phù hợp với nỗ lực toàn cầu hướng tới phát thải ròng bằng không (Net-Zero). Mô hình gần đây của chúng tôi cho thấy một bước đi quyết đoán theo hướng này có thể thúc đẩy việc làm trong lĩnh vực năng lượng tái tạo của khu vực từ khoảng 200.000 người hiện nay lên 900.000 người vào năm 2024.

Nhận ra nhu cầu đầu tư và hợp tác mạnh mẽ, ECARES sẽ thành lập một nền tảng kiến thức khu vực để cho phép các quốc gia học hỏi những thực tiễn tốt từ nhau, nhân rộng thành công và xây dựng đà cần thiết để thu hút vốn và hỗ trợ kỹ thuật cần thiết. Các quốc gia trong chương trình sẽ được hưởng lợi từ sức mạnh tập hợp của Ngân hàng Thế giới để quy tụ các chính phủ, các tổ chức tài chính quốc tế, các ngân hàng thương mại và các đối tác khu vực tư nhaan để thúc đẩy việc tích hợp thị trường.

Được thực hiện là một chương trình của Ngân hàng Thế giới, ECARES phản ảnh sự phát triển và quyết tâm của Ngân hàng trong việc cung cấp các giải pháp và tác động quy mô. ECARES sẽ xúc tác các cơ hội cho việc tài trợ chung ưu đãi từ các đối tác khác bằng cách giảm rủi ro và huy động lên tới 6 tỷ đô la Mỹ đầu tư vào năng lượng sạch, đồng thời tận dụng thị trường carbon và tài chính khí hậu.

Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia đầu tiên triển khai một dự án trong chương trình ECARES để hỗ trợ mục tiêu tăng gấp đôi công suất năng lượng tái tạo bằng cách thêm 60 GW năng lượng mặt trời và gió vào năm 2035. Giai đoạn đầu cung cấp cơ sở tài chính trị giá 657 triệu đô la Mỹ để đẩy nhanh việc tạo ra thị trường cho năng lượng mặt trời phân tán.

Đến nay, tám quốc gia trong khu vực đã bày tỏ sự quan tâm tham gia chương trình ECARES; các quốc gia khác được khuyến khích tham gia. Chúng tôi hiện đang bắt đầu giai đoạn cam kết bảy năm, trong đó dự kiến ​​sẽ có thêm nhiều dự án được thêm vào chương trình, trong suốt kế hoạch thực hiện 10 năm.

Chúng tôi cũng đang phát triển một sáng kiến hiệu suất năng lượng khu vực bổ sung để chạy song song với chương trình ECARES. Cả hai nỗ lực đều được thực hiện để huy động các nguồn lực quy mô lớn cho quá trình chuyển đổi năng lượng sạch bằng cách xây dựng quan hệ đối tác và thúc đẩy nền kinh tế. Các chương trình là một phần của tầm nhìn của Ngân hàng Thế giới về việc tạo ra một thế giới không có nghèo đói.

Chương trình ECARES sẽ dựa trên nhiều cơ hội để mở rộng quy mô năng lượng tái tạo. Sự giảm giá trị đáng kể của các công nghệ tái tạo có sẵn, chẳng hạn như tấm pin mặt trời, đã mở ra cánh cửa cho các giải pháp sáng tạo của khu vực tư nhân. Đồng thời, việc số hóa lưới truyền tải và phân phối đang chuyển đổi quy hoạch năng lượng và khu vực đang thực hiện các bước để xây dựng một thị trường điện tích hợp. Ngoài ra, các nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời, gió, thủy điện và sinh khối bao gồm sinh khối và nhiên liệu sinh học) đang thay thế than đá đã trở nên hiệu quả về chi phí ở hầu hết các quốc gia ECA hoặc sẽ trở nên như vậy trong thập kỷ tới.

Chứng chỉ năng lượng bền vững không thể đạt được nếu không có năng lượng tái tạo. Mặc dù chỉ có chín quốc gia trong khu vực đã cam kết đạt được mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050 đến 2060 thông qua các Đóng góp Quyết định Quốc gia của họ, chúng tôi được khuyến khích rằng 18 quốc gia đã ký vào cam kết COP 28 về việc tăng gấp ba năng lượng tái tạo và tăng gấp đôi hiệu suất năng lượng vào năm 2030.

Đạt được trung hòa carbon đòi hỏi tham vọng, các biện pháp có mục tiêu, đầu tư và hợp tác rộng rãi. Nhận ra điều này, chương trình ECARES đang hỗ trợ các quốc gia khi họ cùng nhau chuyển đổi bối cảnh năng lượng ở châu Âu và Trung Á và xây dựng một tương lai tươi sáng.

Tác giả: Charles Cormier, Stephanie Gil, Silvia Martínez Romoro & Lauren Culver

Share the Post: